Home / CHIA SẺ / Thành lập công ty xây dựng cần những gì? Chìa khóa để thành công!

Thành lập công ty xây dựng cần những gì? Chìa khóa để thành công!

 Công ty xây dựng

Xin chào!

Thành lập công ty xây dựng làm một nhu cầu tất yếu trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay, các công ty xây dựng là nguồn lực quan trọng trong việc kiến thiết và phát triển đất nước. Vậy thành lập công ty xây dựng cần những gì ? Sau đây Trí xin chia sẻ  những điều kiện và thủ tục trong quá trình thành lập công ty để giải đáp những thắc mắc đó.

Điều kiện để thành lập công ty xây dựng

Thành lập công ty xây dựng cần những gì? Điều đầu tiên để thành lập công ty xây dựng là bạn phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản để có thể đăng ký xin phép thành lập công ty xây dựng. Với những yêu cầu như :

  • Là người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, đáp ứng được yêu cầu về tư cách pháp nhân.

Nếu đăng ký thành lập công ty xây dựng dân dụng, công nghiệp thì không cần hạn chế về vốn, bằng cấp và kinh nghiệm của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu đăng ký các nghành nghề như thiết kế kết cấu, kiến trúc, giám sát thi công thì người chủ doanh nghiệp người cùng thành lập doanh nghiệp cần phải có chứng chỉ hành nghề và yêu cầu về vốn điều lệ của công ty.

Thủ tục thành lập công ty xây dựng cần những gì

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty có chữ ký của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông.
  • Danh sách thành viên/cổ đông, trường hợp thành lập công ty là công ty TNHH 2 thành viên trở lên/công ty cổ phần.
  • Chứng minh nhân dân bản sao y của các thành viên/cổ đông.
  • Chứng chỉ hành nghề xây dựng của thành viên/cổ đông/nhân viên công ty. Lưu ý: Nếu thành lập doanh nghiệp xây dựng có đăng ký ngành nghề kinh doanh xây dựng thì phải có quyết định bổ nhiệm người đứng tên trong chứng chỉ hành nghề giữ 1 chức vụ cụ thể trong công ty và ghi rõ trong Điều lệ công ty kèm theo CMND bản sao y của người này (trường hợp người đứng tê trong chứng chỉ hành nghề xây dựng không phải là thành viên/cổ đông của công ty).
  • Giấy ủy quyền nộp và nhận hồ sơ (nếu đại diện pháp luật không tự thực hiện).

Kinh nghiệm thành lập công ty xây dựng

Lựa chọn loại hình công ty : Muốn thành lập công ty xây dựng thì bạn nên biết các loại hình công ty đang hoạt động phổ biến tại Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều loại hình doanh nghiệp để bạn chọn : công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Bạn có thể lựa chọn nhu cầu hiện tại của công ty mình mà lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp. Nếu muốn gây dựng riêng sự nghiệp cho mình thì công ty TNHH là một sự lựa chọn tốt dành cho bạn và trí khuyên bạn nên tin dùng loại hình doanh nghiệp này vì nó đem lại những ưu thế về vốn, rủi ro thấp và tối ưu về lợi ích và quyền lợi cho người sở hữu.

Tên công ty : Tên công ty xây dựng mà bạn thành lập phải là duy nhất và không trùng lặp với tên công ty khác. Bạn có thể tiến hành tra cứu tên công ty mà mình muốn đặt tại địa chỉ : . Đồng thời khi đặt tên công ty bạn nên chuẩn bị sẵn từ 3 – 4 tên công ty để tránh trường hợp tên công ty bị trùng hoặc đã được đăng ký để sử dụng.

Vốn điều lệ : Ngành nghề xây dựng không thuộc nhóm ngành nghề yêu cầu vốn pháp định khi đăng ký kinh doanh nên khi thành lập công ty xây dựng không cần phải chứng minh vốn điều lệ và cũng không yêu cầu mức vốn nào cố định. Nên bạn có thể linh động lựa chọn 1 mức vốn nào  đó để đăng ký kinh doanh.Các công ty xây dựng thường cho mức vốn điều lệ khá cao vì nó sẽ ảnh hưởng tới năng lực của công ty khi làm hồ sơ đấu thầu.

Vốn điều lệ ảnh hưởng tới mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm như sau:

  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm.
  • Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm.

Nghành nghề kinh doanh : Các nghành nghề như tư vấn, giám sát công trình xây dựng, khảo sát công trình, thiết kế cần phải có chứng chỉ hành nghề. Và một điều cần biết khi thành lập công ty xây dựng đó là đối với ngành nghề thi công xây dựng thì không có yêu cầu về chứng chỉ bằng cấp. Do đó bạn nên chuẩn bị các loại giấy tờ đầy đủ trong công việc và nghành nghề mà mình hướng tới.

Địa chỉ công ty : Doanh nghiệp cần phải có địa chỉ liên lạc cụ thể và trụ sở vận hành công ty mới được phép đăng ký hoạt động. Do đó bạn cần chuẩn bị trụ sở công ty của mình hoặc các giấy tờ thuê trụ sở trong trường hợp bạn thuê văn phòng để làm trụ sở của công ty.

Hồ sơ thành lập công ty : bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết để hoàn thiện hồ sơ gửi lên sở Kế Hoạch và Đầu Tư với các loại giấy tờ như : Đơn đăng ký kinh doan, Điều lệ công ty, Danh sách thành viên ( đối với công ty tnhh 2 thành viên trở lên, danh sách cổ đông ( đối với công ty cổ phần). Bản sao hợp lệ CMND hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên ( công ty tnhh 2 thành viên), các cổ đông ( công ty cổ phần). Số lượng: 1 bộ nộp lên sở KHĐT sau 3-5 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ sở KHĐT sẽ ra giấy phép đăng ký kinh doanh + MST.

Công việc sau khi có giấy phép kinh doanh

-Đăng ký mẫu dấu và thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia;

-Công bố thành lập trên cổng thông tin quốc gia.

-Gắn bảng hiệu công ty.

-Làm thủ tục khai thuế ban đầu lên cơ quan thuế.

-Hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai thuế môn bài ( Hạn nộp ngày cuối cùng của tháng thành lập theo giấy phép Đăng ký kinh doanh).
  • Mẫu 06/GTGT về việc đăng ký phương pháp khấu trừ.
  • Đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định.
  • Công văn đăng ký đặt in hóa đơn ( nộp sau khi được cơ quan thuế chấp thuận mẫu 06).
  • Công văn đăng ký hình thức ghi sổ( tùy từng quận/ huyện sẽ nhận hay không)
  • Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng lên sở kế hoạch đầu tư.
  • Doanh nghiệp đăng ky chữ ký số khai thuế qua mạng.
  • Nộp tiền thuế môn bài thông qua tài khoản ngân hàng và chữ ký số.

Trên đây là tổng hợp những điều kiện thành lập công ty xây dựng và một vài kinh nghiệm mở công ty xây dựng dành cho bạn. Mong rằng Trí đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề này và giúp các bạn giải đáp được câu hỏi thành lập công ty xây dựng cần những gì? Từ đó Trí có thể giúp cho việc thành lập công ty xây dựng của bạn trở lên đơn giản,dễ dàng hơn và có thể tiến hành công việc làm ăn kinh doanh một cách thuận lợi. Chúc bạn may mắn!

About Trần Luật

Check Also

kinh-nghiem-thanh-lap-cong-ty-xay-dung

Thành công với kinh nghiệm thành lập công ty xây dựng!

Kinh nghiệm khi thành lập công ty xây dựng Chào bạn Thành lập công ty ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Là Có Ngay