Home / CHIA SẺ / TỰ TIN KHI THÀNH LẬP CÔNG TY DỊCH THUẬT

TỰ TIN KHI THÀNH LẬP CÔNG TY DỊCH THUẬT

Thành lập công ty dịch thuật

thanh-lap-cong-ty-dich-thuat

Chào bạn

Sau một thời gian gia nhập WTO, mô trường kinh doanh ở nước ta đang theo phát triển theo xu thế hội nhập, đi kèm với môi trường kinh doanh ngày càng mở rộng.

Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các công ty Việt Nam và các công ty nước ngoài đầu tư vào nước ta ngày càng quyết liệt.

Nhưng với nguồn khách hàng phong phú từ người Nhật, Hàn, Mỹ,… thì hồ sơ khách hàng với nhiều loại ngôn ngữ sẽ xuất hiện ở công ty Việt Nam, sự thành công hay thất bại của hợp đồng tùy thuộc vào nó.

Vì vậy, nếu bạn đủ tự tin về trình độ ngoại ngữ của mình tại sao lại không dám thành lập công ty với mô hình kinh doanh dịch thuật, một trong những nghành đang hot ở nước ta.

Các điều kiện và quy định chung để thành lập công ty dịch thuật là gì ?

Thanh-lap-cong-ty-dich-thuat

Việc các bạn thành lập công ty dịch thuật thì hồ sơ và thủ tục cũng không khác nhiều các bộ hồ sơ khi muốn thành lập các công ty khác như:

  • Giấy đề nghị thành lập Doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên sáng lập/cổ đông/thành viên hợp danh ( tùy theo các mô hình công ty mà các bạn lựa chọn mà mình đã viết lúc đầu);
  • Giấy tờ như bản sao cmnd, thẻ căn cước, hộ chiếu của những người cổ đông và thành viên sáng lập công ty hay người đứng tên đại diện pháp luật của công ty;
  • Tùy vào từng trường hợp sẽ yêu cầu kèm thêm như hợp đồng thuê nhà, giấy tờ sử dụng đất,..

Nội dung trong một bộ hồ sơ thành lập công ty để nộp cho Sở Kế Hoạch và Đầu tư là:

  • Tên công ty nhớ chuẩn bị nhiều tên để lựa họn tránh việc bị trùng tên nhé các bạn.
  • Địa chỉ trụ sở chính của công ty, phải minh bạch rõ ràng đúng sự thật;
  • Đăng ký mô hình kinh doanh là dịch thuật.
  • Ngoài ra, còn nhiều giấy tờ khác
  • Thay vì, chính bản thân các bạn cảm thấy mệt và mất thời gian, thì tại sao các bạn có thể ủy quyền nhờ công ty mình hoàn thành các bộ hồ sơ trên.

Tuy nhiên, đó là những vấn đề chung mà các bạn muốn thành lập công ty dịch thuật, ngoài ra mình chũng có thêm một chia sẻ nhỏ để giúp công ty các bạn sau khi thành lập các bạn phải chuẩn bị những bộ hồ sơ sau đây.

Những việc cần làm sau khi nhận giấy phép đăng kí kinh doanh để thành lập công ty dịch thuật

Sau khi, nhận được giấy phép đăng kí kinh doanh thì để hoàn thành việc thành lập công ty dịch thuật thì các bạn phải làm như sau:

  • Làm con dấu và làm thông báo con dấu nộp về Sở kế hoạch và đầu tư.
  • Treo bảng hiệu công ty.
  • Làm bộ hồ sơ khai thuế ban đầu
  • Đặt in hóa đơn và làm thông báo hóa đơn sẽ sử dụng cho Chi cục Thuế.
  • Mở tài khoản ngân hàng và nộp thông báo về cho Sở và đóng thuế môn bài

Sau khi, nhận đầy đủ hồ sơ thì chi cục Thuế sẽ thông báo và hẹn ngày lên gặp các bạn nếu không thì sẽ yêu cầu các bạn làm lại toàn bộ hồ sơ trên.

Ngoài ra, các bạn nên chú ý đến vấn đề quản lý nhân sự của công ty. Bởi vì, khi thành lập công ty dịch thuật có một số yêu cầu khá là nghiêm khắc với đội ngũ dịch thuật của công ty.

Yếu tố nhân sự như thế nào thì phù hợp với quy định thành lập công ty dịch thuật

Khi bạn đã thành lập công ty thành công bất kể quy mô công ty của các bạn thì nhân tố nhân sự lúc nào cũng chiếm được yếu tố quan trọng nhất. Khi bạn dịch một bộ hồ sơ thì bạn phải tuân thủ việc dịch sao giống với bản chính nhất, phải đi sao y chứng thục chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch.

  • Người dịch phải có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài mà mình muốn dịch thuật hay bằng đại học về chuyên nghành của tiếng nước ngoài đấy.
  • Đối với ngôn ngữ không phổ biến nếu các bạn muốn dịch thuật mà không có bằng cử nhân và bằng đại học theo quy định không sao đâu chỉ cần bạn thông thạo thứ tiếng ấy và dịch ra cho đúng với bộ hồ sơ, hợp đồng đã được cung cấp.

Đây chỉ là những chia sẻ và gợi ý nhỏ khi mà các bạn muốn thành lập công ty chuyên nghành dịch thuật. Ngoài ra, còn một số những yếu tố khác nữa. Nếu các bạn muốn tư vấn thêm để công ty mình phát triển thành công hơn nữa hay những thủ tục hồ sơ thành lập công ty mà các bạn chưa rõ, thì các bạn liên hệ công ty Trần Luật để biết thêm

About Trần Luật

Check Also

kinh-nghiem-thanh-lap-cong-ty-xay-dung

Thành công với kinh nghiệm thành lập công ty xây dựng!

Kinh nghiệm khi thành lập công ty xây dựng Chào bạn Thành lập công ty ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Là Có Ngay